MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Saturday, January 14, 2012

Call for US naval build-up in South China Sea Kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông


Call for US naval build-up in South China Sea

Kêu gọi tăng cường sức mạnh hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông

By Jim Lobe

Jim Lobe


12-1-2012

WASHINGTON - While much of the world's attention has been focused on United States-Iranian tensions over the Strait of Hormuz, a key think-tank is urging Washington to devote more focus and resources on another important hub for international commerce several thousand kilometers to the east.

WASHINGTON – Trong khi thế giới dành phần lớn sự chú ý vào căng thẳng Mỹ-Iran ở eo biển Hormuz, thì một viện nghiên cứu quan trọng lại đang kêu gọi Washington tập trung nhiều hơn và dồn nhiều nguồn lực hơn vào một đầu mối quan trọng khác trong thương mại quốc tế, ở cách đó vài nghìn kilomet về phía đông.

In a major report released here on Tuesday, the Center for a New American Security (CNAS) called for Washington to pursue a policy of "cooperative primacy" in the South China Sea in order to both avoid future conflict with Beijing and preserve freedom of navigation and the independence of smaller countries in the region.

Trong một bản báo cáo quan trọng vào hôm thứ ba, Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới (CNAS) đã kêu gọi Washington theo đuổi chính sách “ưu tiên hợp tác” trên Biển Đông (nguyên văn: Biển Hoa Nam), vừa để tránh xung đột trong tương lai với Bắc Kinh vừa để bảo vệ tự do hàng hải và độc lập của các nước nhỏ trong khu vực.

The 115-page report, "Cooperation from Strength: the United States, China and the South China Sea", also calls for the US to increase its naval fleet from 285 warships to 346 vessels over the coming years in order to counter regional perceptions that it is a declining power.

Bản báo cáo dày 115 trang, “Hợp tác từ sức mạnh: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông”, cũng kêu gọi Mỹ tăng cường hạm đội hải quân từ 285 chiến hạm lên 346 tàu chiến trong những năm tới, để đối chọi lại quan niệm trong khu vực cho rằng Mỹ đang là siêu cường suy tàn.

"Diplomatic and economic engagement with China and others will work better when backed by a credible military posture," according to the report, which was pulled together by Patrick Cronin, the senior director of the Asia-Pacific Program, who also stressed that any naval build-up "must be contingent on healthy economic growth in the future - a strategic priority for the United States".

Theo báo cáo, “quan hệ ngoại giao và kinh tế với Trung Quốc và các nước khác sẽ đạt hiệu quả hơn khi nó được hỗ trợ bởi một vị thế quân sự có thể tin tưởng được”. Báo cáo do Patrick Cronin, giám đốc cao cấp của chương trình châu Á-Thái Bình Dương, tổng hợp. Ông này cũng nhấn mạnh rằng bất kỳ hoạt động củng cố hải quân nào cũng “còn phải tùy thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai – đây là ưu tiên chiến lược của Mỹ”.

"As the decades-old rules-based system fostered by the United States is being called into question by a rising China, the South China Sea will be the strategic bellwether for determining the future of US leadership in the Asia-Pacific region."

“Cùng với việc cái hệ thống trên nền tảng luật pháp mà Hoa Kỳ phát triển đã trải qua hàng thập kỷ tồn tại và đang bị nghi vấn trước một Trung Hoa đang nổi lên, thì Biển Đông sẽ là một chỉ dấu chiến lược để xác định tương lai của quyền lực Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

The report follows last week's release by President Barack Obama of a new, cost-cutting national defense strategy that confirmed his intention to "pivot" or "rebalance" Washington's global military forces "toward the Asia-Pacific region", and is certain to be read carefully by regional specialists due to the close ties that exist between CNAS and the administration.

Bản báo cáo được công bố tiếp sau sự kiện tuần trước, Tổng thống Barack Obama đưa ra một chiến lược cắt giảm ngân sách quốc phòng mới, khẳng định dự định của ông là “hướng” hay “tái cân bằng” các lực lượng quân sự của Washington “xoay quanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Chắc chắn là báo cáo sẽ được các chuyên gia về khu vực này đọc rất cẩn thận, do mối liên hệ hiện nay giữa CNAS và chính quyền Mỹ.

CNAS's co-founder, for example, was Kurt Campbell, the senior Asia aide at the Pentagon during the Bill Clinton administration, who currently serves as the top Asia hand at the State Department. CNAS's other co-founder, Michele Flournoy, served in the top policy post in the Pentagon under Obama before stepping down late last year.

Sáng lập viên của CNAS chẳng hạn, ông Kurt Campbell, là cố vấn cao cấp về châu Á ở Lầu Năm Góc dưới thời Bill Clinton. Hiện tại, ông Campbell làm việc ở bộ phận cao nhất về châu Á ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đồng sáng lập CNAS, Michele Flournoy, từng tại nhiệm ở phòng chính sách cao nhất Lầu Năm Góc trong chính quyền Obama, trước khi về hưu cuối năm vừa rồi.

Like the Strait of Hormuz, the narrow passage that connects the Persian Gulf to the Arabian Sea and wider Indian Ocean and through which about 40% of the world's exported oil passes, the South China Sea is considered one of the world's most valuable and strategic bodies of water.

Tương tự như eo Hormuz – con đường hẹp nối Vịnh Pecsic (Ba Tư) với biển Ảrập và Ấn Độ Dương, nơi có khoảng 40% lượng dầu xuất khẩu của thế giới đi qua đó – Biển Đông được coi là một trong những vùng biển chiến lược và giá trị nhất hành tinh.

Long a rich fishing ground and now perhaps the world's single-most important trading route, the South China Sea connects the Indian Ocean to the Western Pacific through the Strait of Malacca.

Từ lâu đã vốn là một vùng biển lắm cá và có lẽ là tuyến giao thương biển quan trọng nhất thế giới hiện nay, Biển Đông nối Ấn Độ Dương với Tây Thái Bình Dương qua eo biển Malacca.

Its seabed covers at least seven billion barrels of proven oil reserves (China has calculated as much as 130 billion barrels) and 900 trillion cubic feet of natural gas, making its waters and the tiny, rocky Paracel and Spratley island chains that dot its surface the subject of conflicting or overlapping territorial claims by no less than eight countries: China, Taiwan, Vietnam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei and the Philippines.

Đáy biển chứa ít nhất 7 tỷ thùng dầu – trữ lượng đã được xác minh (Trung Quốc thì từng ước tính con số lên tới 130 tỷ thùng), và 900 triệu feet khối (hơn 25 triệu mét khối) khí tự nhiên. Điều đó khiến cho Biển Đông cùng chuỗi đảo nhỏ xíu, toàn đá là Hoàng Sa và Trường Sa – nằm lấm chấm trên biển – trở thành đối tượng tranh chấp, đối tượng của những yêu sách chồng chéo nhau về lãnh thổ của không dưới 8 nước: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei và Philippines.

Over the past two years, China has become increasingly aggressive in asserting its sovereignty claims over virtually the entire Sea, sometimes taking military action to enforce them, such as last May when its coast guard cut the cable being laid by a Vietnamese oil exploration vessel.

Trong hai năm qua, Trung Quốc ngày càng tỏ ra ngạo ngược trong việc họ khẳng định yêu sách chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, đôi khi còn có hành động quân sự để củng cố yêu sách đó, như hồi tháng 5 năm ngoái khi tàu tuần duyên của họ cắt cáp do một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam đặt.

Coupled with the rapid build-up of its naval capabilities, Beijing's actions and intent have spurred growing concern among the other claimants, driving some of them, notably Vietnam and the Philippines, to seek closer security ties with Washington.

Cùng với hoạt động củng cố nhanh chóng năng lực hải quân, các hành động và dự định của Bắc Kinh đã gây ngày càng nhiều lo ngại cho các quốc gia cũng có yêu sách chủ quyền khác, đưa một số nước trong đó, nhất là Việt Nam và Philippines, vào việc phải tìm cách thắt chặt quan hệ an ninh với Washington.

They were heartened in July 2011 when Secretary of State Hillary Clinton declared at an Asian forum that Washington itself had a "national interest" in preserving freedom of navigation in the region and open access to its maritime commons. She also suggested that Washington could "facilitate" regional talks to resolve territorial disputes.

Họ được khích lệ bởi sự kiện tháng 7/2011 khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại một diễn đàn châu Á, rằng bản thân Washington cũng có “lợi ích quốc gia” trong việc bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực và bảo vệ đường đi lối lại trên biển. Bà có ý nói rằng Washington có thể sẽ đứng ra “hỗ trợ” cho các cuộc đàm phán trong khu vực để giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Beijing was infuriated by her statement both by its assertion of a US national interest so far from its borders and its implicit endorsement of a multilateral approach to addressing the conflicting claims that Vietnam, the Philippines, Malaysia and Brunei had long favored. China has preferred to address disputes with each country on a bilateral basis.

Bắc Kinh nổi khùng trước tuyên bố của bà Hillary Clinton, vừa do tuyên bố đó khẳng định Mỹ có lợi ích quốc gia bên ngoài biên giới của họ, vừa do nó ngấm ngầm khẳng định cách tiếp cận đa phương trong việc giải quyết những yêu sách mâu thuẫn mà các bên Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei từ lâu vẫn theo đuổi. Trung Quốc vốn dĩ thích giải quyết tranh chấp với từng nước trên cơ sở song phương hơn.

Since then, Washington has, among other steps, upgraded military ties and conducted joint exercises with Vietnam and the Philippines.

Kể từ đó, Washington đã có nhiều động thái, trong đó có đẩy mạnh quan hệ quân sự và tiến hành tập trận chung với Việt Nam và Philippines.

It has also reached an agreement with Singapore to base two littoral combat ships there and another, announced during Obama's swing through the region in November, with Australia to continuously rotate up to 2,500 marines on a military base closest to the South China Sea in the Northern Territory in the first long-term expansion of the US military presence in the Asia/Pacific region since the Vietnam War.

Họ cũng vừa đạt một thỏa thuận với Singapore để đặt hai tàu chiến duyên hải tại đây. Thỏa thuận được công bố nhân chuyến thăm khu vực của Obama hồi tháng 11 vừa qua, theo đó, Australia cũng sẽ liên tiếp luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ tại một căn cứ quân sự nằm gần với Biển Đông nhất, ở Lãnh thổ Bắc Úc, trong đợt mở rộng quy mô hiện diện quân sự dài hạn, lần đầu tiên của Mỹ ở khu vực châu Á/Thái Bình Dương kể từ Chiến tranh Việt Nam tới nay.

The CNAS report's authors clearly approve of these steps but suggest that more will be needed in order to reassure the smaller states that Washington stands by them even as China will likely expand its own military and naval capabilities at a faster rate.

Các tác giả của bản báo cáo của CNAS rõ ràng là tán thành những bước đi trên, nhưng cũng đề nghị là còn cần phải làm nhiều nữa để tái khẳng định với các nước nhỏ rằng Washington sẽ luôn đứng bên họ ngay cả khi Trung Quốc chắc chắn sẽ phát triển quân đội và năng lực hải quân của họ với một tốc độ nhanh hơn.

"The inability of the United States to project sufficient power into the South China Sea would alter the security calculus for all of the countries in the region," according to the report. Such a situation, it went on, could lead to the "Finlandization" by China of the littoral countries states, a reference to Finland's Soviet-enforced neutrality during the Cold War.

“Việc Hoa Kỳ không thể tạo đủ sức mạnh trên Biển Đông có thể sẽ làm thay đổi những tính toán về an ninh đối với tất cả các nước trong khu vực” – báo cáo nhận định. Theo báo cáo, tình hình đó có thể dẫn tới việc Trung Quốc “Phần Lan hóa” các quốc gia duyên hải trong khu vực, một thuật ngữ ám chỉ chuyện Liên Xô cưỡng ép Phần Lan phải trung lập hóa trong Chiến tranh Lạnh.

"We want the US to maintain the present correlation of forces," said Robert Kaplan, co-author of the report's introductory chapter which compared Beijing's larger strategic ambitions in the South China Sea to Washington's at the end of the 19th century.

“Chúng tôi muốn Hoa Kỳ duy trì thế tương quan lực lượng hiện tại” – Robert Kaplan nói. Ông này là đồng tác giả của phần lời giới thiệu trong bản báo cáo, trong đó có sự so sánh giữa tham vọng chiến lược to lớn của Trung Quốc trên Biển Đông với tham vọng của Hoa Kỳ hồi cuối thế kỷ 19.

"Remember, it was dominance of the Greater Caribbean Basin that effectively gave turn-of-the-20th-century America's dominance over the Western hemisphere, with power to spare for affecting the balance of power in the Eastern Hemisphere. Something similar might ensue were China to ever become the hegemon of the South China Sea," according to the report.

“Hãy nhớ là, chính tầm quan trọng bao trùm của khu vực Lòng chảo Caribe lớn đã đưa đến sự thống trị của Hoa Kỳ trên toàn Tây bán cầu bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, với sức mạnh thừa đủ để ảnh hưởng cả tới cán cân quyền lực ở Đông bán cầu. Điều tương tự như thế có thể xảy ra khi Trung Quốc trở thành bá quyền trên Biển Đông” – báo cáo viết.

To maintain its primacy, Washington should not only reverse the decline of its navy, according to the report, but also encourage its partners and allies in the region to strengthen their own military capabilities and establish new security partnerships with each other so that the burden on the US is reduced.

Báo cáo cho rằng, để duy trì thế đi đầu, Washington không nên chỉ cố làm đảo ngược khuynh hướng sa sút của hải quân mình, mà còn phải khuyến khích các đối tác và đồng minh trong khu vực củng cố năng lực quân sự của chính họ, thiết lập quan hệ đối tác an ninh mới với nhau để giảm bớt gánh nặng lên Hoa Kỳ.



"Nationalism in South China Sea countries such as Vietnam and Indonesia - as well as countries further afield like India, Japan and Korea - may be the best basis for stitching together common interests in a loose, almost invisible network of like-minded and increasingly capable maritime state that are willing to deflect Chinese hegemony," the report states.

“Chủ nghĩa dân tộc ở các quốc gia trên Biển Đông như Việt Nam và Indonesia – cũng như các nước xa hơn ngoài khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc – có thể là nền tảng tốt nhất để kết nối các lợi ích chung vào với nhau trong một mạng lưới lỏng lẻo, gần như vô hình, các quốc gia có cùng khuynh hướng và năng lực hàng hải ngày càng mạnh, cùng sẵn sàng đánh lại bá quyền Trung Quốc” – bản báo cáo viết.

At the same time, Washington should be respectful of the desire by those states to remain on good terms with Beijing.

Đồng thời, Washington nên tôn trọng mong muốn của các quốc gia đó, là duy trì sự thân thiện với Bắc Kinh.

"With China striving to dominate the Western Pacific, East Asian countries are keener than ever to partner with the United States," according to the report. "Yet these same countries also wish to avoid conflict with an increasingly powerful China that is also a principal trading partner."

“Trung Quốc càng cố thống trị ở Tây Thái Bình Dương, thì các nước Đông Á càng mong mỏi hơn bao giờ hết việc được làm đối tác của Hoa Kỳ” – báo cáo nhận định. “Tuy nhiên, cũng chính những nước đó lại muốn tránh xung đột với một nước Trung Hoa ngày càng hùng mạnh, cũng là đối tác thương mại chủ chốt của họ”.

Jim Lobe's blog on US foreign policy can be read at http://www.lobelog.com.

Đọc thêm blog của Jim Lobe’ về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại: http://www.lobelog.com.




Translated by Đỗ Quyên

http://www.atimes.com/atimes/China/NA12Ad01.html

No comments:

Post a Comment

your comment - ý kiến của bạn