MENU

BILINGUAL BLOG – BLOG SONG NGỮ ANH VIỆT SHARE KNOWLEGE AND IMPROVE LANGUAGE

--------------------------- TÌM KIẾM TRÊN BLOG NÀY BẰNG GOOGLE SEARCH ----------------------------

TXT-TO-SPEECH – PHẦN MỀM ĐỌC VĂN BẢN

Click phải, chọn open link in New tab, chọn ngôn ngữ trên giao diện mới, dán văn bản vào và Click SAY – văn bản sẽ được đọc với các thứ tiếng theo hai giọng nam và nữ (chọn male/female)

- HOME - VỀ TRANG ĐẦU

CONN'S CURENT THERAPY 2016 - ANH-VIỆT

150 ECG - 150 ĐTĐ - HAMPTON - 4th ED.

VISUAL DIAGNOSIS IN THE NEWBORN

Friday, April 6, 2012

Small wars loom large on China's horizon Tiểu chiến xuất hiện ở đường chân trời của Trung Quốc



Small wars loom large on China's horizon

Tiểu chiến xuất hiện ở đường chân trời của Trung Quốc

By Jens Kastner

Jens Kastner

TAIPEI - Broad hints have been coming out of China that the country might start small-scale military strikes over disputed waters that are believed to hold rich energy reserves. The consequences of such endeavors would be tolerable to Beijing, international experts say.

TAIPEI – Những chỉ dấu rộng rãi xuất phát từ Trung Quốc cho thấy rằng nước này có thể bắt đầu tấn công quân sự quy mô nhỏ trên vùng biển tranh chấp được cho là có dự trữ năng lượng phong phú. Hậu quả của những nỗ lực như vậy sẽ có thể chịu được đối với Bắc Kinh, các chuyên gia quốc tế cho biết.

Bitter territorial disputes China has with neighbors in the East and South China Seas have long grabbed media headlines. Virtually all countries in the region are involved in spats with China, from South Korea and Japan to the Philippines and Vietnam. In March alone, Beijing had verbal clashes with Seoul over a submerged rock; with Manila over the Philippines' plan to build a ferry pier; and with Hanoi over China's biggest offshore oil explorer's moves to develop oil and gas fields.

Tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trong vùng biển Đông và Nam Trung Quốc từ lâu đã là tít chính trên phương tiện truyền thông. Hầu như tất cả các nước trong khu vực đều có tranh chấp với Trung Quốc, từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Việt Nam và Philippines. Chỉ riêng trong tháng Ba, Bắc Kinh đã có cuộc đụng độ bằng lời nói với Seoul về một đảo đá ngập nước, với Manila về kế hoạch xây dựng một bến tàu phà của Philippines và với Hà Nội về động thái thăm dò dầu ngoài khơi lớn nhất của Trung Quốc nhằm phát triển và các mỏ dầu và khí đốt.

But it wasn't only words: Vietnamese fishing boats were also seized by China and their crews detained. What all the disputed zones, islands and rocks have in common is that they actually are much nearer to the shores of the rival claimants than to China's.

Nhưng không chỉ bằng lời: tàu đánh cá Việt Nam cũng bị Trung Quốc bắt giữ và ngư dân bị giam giữ. Tất cả các khu vực tranh chấp, hải đảo và đá có đều điểm chung là chúng thực sự ở gần hơn bờ biển của các đối thủ tranh chấp so với Trung Quốc.

When strategists speak of the "Malacca Dilemma", they mean that Beijing's sea lines of communications are highly vulnerable. In times of conflict between the US and China, the supply of crude and iron ore needed to keep the Chinese economy alive and kicking could be relatively easily cut off in the straits that connect the Indian Ocean with the Pacific.

Khi các chiến lược gia nói về "Tình thế tiến thoái lưỡng nan Malacca", có nghĩa là đường biển truyền thông của Bắc Kinh rất dễ bị tổn thương. Nếu khi có xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, nguồn cung cấp dầu thô và quặng sắt cần thiết để giữ cho nền kinh tế Trung Quốc còn sống và hoạt động có thể bị cắt đứt tương đối dễ dàng tại eo biển kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

As such, a move would force the Chinese leadership rather quickly to the negotiation tables on the enemy's terms - and as it becomes clearer that the western Pacific holds vast untapped reserves of oil and natural gas - Beijing naturally sees control over the areas as a way out of its precarious situation. (According to Chinese estimates, oil and gas reserves in the western Pacific could meet Chinese demand for more than 60 years.)

Như vậy, một động thái sẽ buộc các lãnh đạo Trung Quốc phải nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán với các điều khoản của của đối phương - và rõ ràng là dự trữ dầu và khí đốt lớn ở Tây Thái Bình Dương vẫn chưa được khai thác - Tự nhiên, Bắc Kinh thấy việc kiểm soát khu vực này như là một cách thoát ra khỏi tình trạng bấp bênh của mình. (Theo ước tính của Trung Quốc, dự trữ dầu khí tại Tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc trong hơn 60 năm.)

With official defense spending to top US$100 billion in 2012, and the actual amount estimated to be much higher, China's People's Liberation Army (PLA) seems on course towards building the strength needed to ensure all goes smoothly in China's quest for energy security.

Với chi tiêu quốc phòng chính thức lên đến 100 tỷ USD vào năm 2012, và con số thực tế theo ước tính còn cao hơn nhiều, Giải phóng quân Nhân dân (PLA) có vẻ như đang trên đường hướng tới xây dựng sức mạnh cần thiết để tạo thuận lợi cho nhiệm vụ an ninh năng lượng của Trung Quốc.

New ballistic anti-ship missiles will make Washington think twice about ordering US forces into the region to come to their allies' rescue, as will a growing arsenal of land-based tactical aircraft and anti-ship cruise missiles, not to mention a fleet heavy on missile-firing warships and submarines. Making access to this part of the world even dicier for US forces. China's ongoing military modernization has also seen an easing of past detection, tracking and targeting problems for Chinese gunners.

Tên lửa đạn đạo chống tàu mới sẽ làm cho Washington suy nghĩ hai lần về ra lệnh lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực đến để giải cứu đồng minh của họ, khi kho vũ khí ngày càng tăng gồm máy bay chiến thuật trên đất liền và tên lửa hành trình chống tàu, đó là chưa kể đến hạm đội mạnh gồm tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa. Việc họ thâm nhập vào phần này của thế giới cũng gây nguy hiểm cho ngay cả cho lực lượng Hoa Kỳ. Hiện đại hóa quân sự liên tục của Trung Quốc trong thời gian qua cũng đã chúng kiến một sự nới lỏng các vấn đề trong quá khứ như phát hiện, theo dõi và nhắm mục tiêu đối với các tay súng Trung Quốc.

If Beijing is confident that Washington would not want to intervene, rival armed forces in the region could be taken on with J-15 fighters to be stationed on China's first aircraft carrier likely to be commissioned in August, a rapidly increasing number of naval destroyers, as well as brand-new amphibious landing ships and helicopter-carriers that can carry thousands of marines quickly to disputed islands.

Nếu Bắc Kinh tự tin rằng Washington sẽ không muốn can thiệp, lực lượng vũ trang tranh chấp trong khu vực có thể bị đè bẹp với máy bay chiến đấu J-15 bối trí trên tàu sân bay máy bay đầu tiên của Trung Quốc mà có khả năng thực hiện nhiệm vụ vào tháng Tám, bởi số tàu khu trục hải quân gia tăng nhanh chóng, cũng như tàu đổ bộ và , tàu sân bay trực thăng mới đóng mà có thể nhanh chóng chở hàng ngàn thủy quân lục chiến tới các đảo tranh chấp.

That the political will exists for such operations has been signaled more than once. In commentaries run in China's state media, most notably in the Global Times, the concept of "small-scale wars" has increasingly been propagated since 2011. In early March, Chinese Premier Wen Jiabao emphasized that the PLA needed to be better prepared to fight "local wars".

Ý chí chính trị cho các hoạt động đó đã được báo hiệu nhiều hơn một lần. Trong các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, đáng chú ý nhất là tờ Hoàn Cầu (Global Times), các khái niệm về "cuộc chiến tranh quy mô nhỏ" đã ngày được tuyên truyền nhiều từ năm 2011. Trong đầu tháng ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nhấn mạnh rằng quân đội Trung Quốc cần phải được chuẩn bị tốt hơn để đánh các "cuộc chiến cục bộ".

Experts interviewed by Asia Times Online agreed that China would likely meet future objectives with limited military strikes.

Các chuyên gia được Asia Times Online phỏng vấn đã đồng ý rằng Trung Quốc sẽ có khả năng đáp ứng các mục tiêu trong tương lai với các cuộc tấn công quân sự hạn chế.

According to Steve Tsang, director of the University of Nottingham's China Policy Institute, much will depend on what the small war is about, how it is conducted and against which country. Tsang believes the South Koreans won't be the target despite a recent war of words that erupted after the chief of China's State Oceanic Administration claimed that Leodo Reef, a submerged rock off South Korea's resort island of Jeju, is almost certainly part of China's "jurisdictional waters". Beijing refers to the rock as Suyan Reef.

Theo Steve Tsang, Giám đốc Viện chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham, có nhiều thứ phụ thuộc việc cuộc chiến tranh nhỏ đó là thế nào, nó được thực hiện ra làm sao và chống lại quốc gia nào. Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không là mục tiêu bất chấp một cuộc khẩu chiến nổ ra gần đây sau khi các giám đốc Quản lý Nhà nước về đại dương của Trung Quốc tuyên bố rằng Leodo Reef, một hòn đá ngập nước ngoài khơi Hàn Quốc gần khu nghỉ mát đảo Jeju, gần như chắc chắn là một phần của " vùng biển thuộc thẩm quyền tài phán" của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn đề cập đến đảo đá Suyan Reef.

"China starting even a limited military operation against South Korea would be too serious to be tolerated by anyone," Tsang said. "The US would have to take a strong position and immediate action at the United Nations Security Council to impose a ceasefire," he added.

"Việc Trung Quốc bắt đầu một hoạt động quân sự giới hạn chống lại Nam Triều Tiên sẽ là quá nghiêm trọng không ai dung thứ được," ông Tsang nói. "Mỹ sẽ phải có một lập trường mạnh mẽ và hành động ngay lập tức tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để áp đặt một lệnh ngừng bắn," ông nói thêm.

However, a minor military confrontation against Vietnam or the Philippines over the disputed atolls in the South China Sea was a very different matter, Tsang argued. "Although China couldn't take an easy victory against Vietnam for granted, and such wars will be gravely disturbing in Southeast Asia and the rest of East Asia, they will be manageable. If the confrontation would be short and limited, the immediate impact wouldn't be very significant."

Tuy nhiên, một đối đầu quân sự nhỏ chống lại Việt Nam hoặc Philippines trên các đảo san hô vòng tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) là một vấn đề rất khác, Tsang lập luận. "Mặc dù Trung Quốc không thể có một chiến thắng dễ dàng đối với Việt Nam, và cuộc chiến tranh như vậy sẽ là nghiêm trọng đáng lo ngại trong khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của khu vực Đông Á, họ sẽ có thể kiểm soát nó. Nếu các cuộc đối đầu sẽ là ngắn và hạn chế, thì tác động ngay lập tức là không đáng kể lắm".

Tsang warned, however, that a Chinese attack on Vietnam or the Philippines would strengthen the willingness of countries in Southeast Asia cooperate with the United States.

Tuy nhiên, Tsang cảnh báo rằng một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam hoặc Philippine sẽ khiến các nước trong khu vực Đông Nam Á sẵn sàng tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ.

"But fundamentally there is not much those countries can do to counter an assertive China."

"Nhưng về cơ bản không có nhiều quốc gia có thể làm gì đó để đối phó với một Trung Quốc quyết đoán."

Tsang then took on the notion that the existing mutual defense treaty between the Philippines and the US leaves the Southeast Asian country "immune" to a brief Chinese attack.

Tsang sau đó nêu quan điểm cho rằng hiệp ước phòng thủ chung hiện tại giữa Philippine và Hoa Kỳ giúp quốc gia Đông Nam Á này "miễn nhiễm" với một cuộc tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc.

"You need to check the terms of the treaty. The US government needs to consider [a military attack against the Philippines] as a serious security matter for which it needs to respond, for which time is required to deliberate an appropriate response," Tsang said. "Nothing will happen if the incident is over before the matter reaches congress for a serious debate."

"Bạn cần phải kiểm tra các điều khoản của hiệp ước. Chính phủ Mỹ cần phải xem xét. [Một cuộc tấn công quân sự chống lại Philippine] là một vấn đề an ninh nghiêm trọng mà nó cần phải đáp ứng, mà thời gian là cần thiết để cân nhắc một phản ứng thích hợp", Tsang nói. "Không có gì sẽ xảy ra nếu vụ việc kết thúc trước khi vấn đề được đưa ra Quôc hội tranh luận nghiêm túc."

James Holmes, an associate professor of strategy at the US Naval War College, says Beijing would likely get away with it if the PLA were to attack the Philippines or Vietnam.

James Holmes, phó giáo sư về chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ, nói rằng Bắc Kinh có thể phủi tay nó nếu quân đội Trung Quốc tấn công Việt Nam hoặc Philippine.

"Beijing would keep any small war as small and out-of-sight as possible. The superiority of its fleet vis-a-vis Southeast Asian militaries, and the advent of new shore-based weaponry like the anti-ship ballistic missile, give China a strong 'recessed deterrent' in times of conflict," Holmes said.

"Bắc Kinh sẽ giữ cho cuộc chiến càng nhỏ, càng ít gây chú ý càng tốt. “Ưu thế của hạm đội của họ so sánh với hải quân các nước Đông Nam Á và việc trang bị các vũ khí mới đặt dọc theo bờ biển như tên lửa đạn đạo chống tàu chiến giúp cho Trung Quốc có khả năng răn đe mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột,” Holmes nói.


Mặt khác, các nhà kinh tế cũng không thấy có trở ng̣ại gì lắm trong một cuộc tiểu chiến của Trung Quốc để giành năng lượng với các quốc gia Đông Nam Á.

He explained that China could hold its major combat platforms in reserve while seeking its goals with relatively innocuous, lightly armed vessels from its maritime security services, which are its equivalents to a coast guard.

Ông giải thích rằng Trung Quốc sẽ để dành chứ không triển khai các vũ khí chiến đấu chính của nước này mà chỉ dùng các tàu được trang bị tương đối ít vũ trang và tương đối tầm thường trong lực lượng hải giám của họ.

"Southeast Asian navies might challenge these ships, but they would do so in full knowledge that People's Liberation Army could deploy vastly superior sea power should they try it," Holmes said.

Economists also don't see too many obstacles for a small energy war against one China's Southeast Asian neighbors.

“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể sẽ đối đầu với các tàu chiến này, nhưng họ cũng biết rõ rằng quân đội Trung Quốc sẽ triển khai các sức mạnh hải quân có ưu thế vượt trội nếu họ dám đối đầu,” ông nói. Các nhà kinh tế cũng không thấy quá nhiều trở ngại cho một cuộc chiến tranh năng lượng nhỏ chống lại láng giềng trong khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc.

"Stock markets would overreact around the world in the short term - say a few days," said Ronald A Edwards, an expert on China's political economy at Tamkang University in Taiwan.

"Thị trường chứng khoán sẽ phản ứng mạnh trên toàn thế giới trong ngắn hạn – tức chỉ một vài ngày", ông Ronald A Edwards, một chuyên gia về kinh tế chính trị của Trung Quốc tại Đại học Tamkang ở Đài Loan cho biết.

"But there would be little if any effect in terms of affecting this year's inflation, employment or output of any country other than the one attacked by China."

“Tuy nhiên việc này chỉ có tác động rất nhỏ đối với chỉ số lạm phát, thất nghiệp hay sản lượng công nghiệp của bất kỳ quốc gia nào ngoại trừ chính nước bị Trung Quốc tấn công."

Edwards concluded on a disturbing note. He argued that the outcome of the nine-day-long Russian-Georgian war in 2008, in which Russia used overwhelming force to push Georgia out of South Ossetia, earning Western condemnation, could be taken as an indicator on whether China's economy would pay dearly for the PLA's military adventures.

Ông Edwards lập luận rằng kết quả của cuộc chiến chớp nhoáng kéo dài 9 ngày giữa Nga và Georgia năm 2008 mà khi đó Nga đã dùng sức mạnh quân sự vượt trội để đẩy Gruzia ra khỏi Nam Ossetia – một hành động bị phương Tây lên án – có thể được tham khảo để tính toán xem liệu kinh tế Trung Quốc có phải trả giá đắt cho một chiến dịch phiêu lưu quân sự hay không.

"The brief Russian war with Georgia comes to mind as a very good example for comparison," Edwards said. "While the news coverage of this was headlines everywhere for a couple weeks, there were no major economic effects in countries other than Georgia in August of 2008 or thereafter."

“Cuộc chiến chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ so sánh rất hay,” ông Edwards nói. “Trong khi tin tức về cuộc chiến này trở thành tít ở mọi nơi trong vài tuần thì không có tác động gì đáng kể về mặt kinh tế ở các quốc gia ngoại trừ Georgia vào tháng 8 năm 2008 và sau đó,” ông nói thêm.



http://www.atimes.com/atimes/China/ND06Ad02.html

The bees get busy Những con ong ngày càng bận rộn


The bees get busy

Những con ong ngày càng bận rộn

Mar 3rd 2012 | BEIJING




In the months before leadership change, the battle over economic reform is heating up. Two articles look at the politics of the debate, and a blueprint for change

Trong những tháng trước khi thay đổi ban lãnh đạo, trận chiến xung quanh cải cách kinh tế đang nóng lên. Hai bài viết trên tạp chí The Economist số ra gần đây nhìn vào hoạt động chính trị của cuộc tranh luận, và một kế hoạch chi tiết cho sự thay đổi.

CHINA’S reformers have had a few bad years. A booming economy, they complain, has sapped the government’s will to do battle on their behalf against increasingly powerful interest groups which see no need for change. But as the Communist Party prepares to hand power to a younger generation of leaders later this year, reformists see a glimmer of opportunity. They hope to challenge the assumption that the leadership transition will inevitably be a period of risk-avoidance and caution over policy.

Các nhà cải cách Trung Quốc đã có một vài năm tồi tệ. Họ phàn nàn rằng một nền kinh tế đang bùng nổ đã khiến chính phủ suy giảm ý chí chiến đấu nhân danh họ chống lại các nhóm lợi ích ngày càng hùng mạnh thấy không cần thiết phải thay đổi. Nhưng khi Đảng Cộng sản chuẩn bị trao lại quyền lực cho một thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ hơn vào cuối năm nay, những người cải cách nhìn thấy một tia cơ hội le lói. Họ hy vọng sẽ thách thức giả định cho rằng sự chuyển giao ban lãnh đạo chắc chắn sẽ là một thời kỳ tránh rủi ro và thận trọng về chính sách.

In their effort to push their cause, reformers have recently sponsored two reports laying out plans for long-term change. First, on February 23rd, the People’s Bank of China, the country’s central bank, circulated a ten-year timetable for the creeping liberalisation of capital markets. This would make it easier for Chinese entrepreneurs to buy foreign companies and pave the way for opening up China’s stock-, bond and property markets. Then, four days later, the reformers recruited the World Bank to their cause.

Trong nỗ lực nhằm thúc đẩy sự nghiệp của mình, gần đây các nhà cải cách đã tài trợ cho hai bản báo cáo đưa ra những kế hoạch thay đổi dài hạn. Đầu tiên, vào ngày 23/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, ngân hàng trung ương của đất nước này, thông báo một thời gian biểu mười năm cho việc tự do hóa dần dần các thị trường vốn. Điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nhân Trung Quốc mua các công ty nước ngoài và mở đường cho việc mở cửa các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường bất động sản của Trung Quốc. Rồi bốn ngày sau, các nhà cải cách tuyển dụng đã chiêu mộ Ngân hàng Thế giới cho sự nghiệp của họ.

On February 27th the bank, along with a government think-tank called the Development Research Centre (DRC), published a 468-page report which puts the reformers’ case for changing a wide range of policies from removing impediments to labour mobility to weakening the grip of state-owned firms and strengthening farmers’ land rights (see next article). The report warned that, without such reforms, China could get caught in a “middle-income trap”, with inflation and instability leading to possible stagnation.

Vào ngày 27/2, ngân hàng này, cùng với một tổ chức tư vấn chiến lược của chính phủ tên là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (DRC), đã xuất bản một bản báo cáo dài 468 trang đưa ra những lý lẽ của các nhà cải cách ủng hộ việc thay đổi một loạt rộng lớn các chính sách từ loại bỏ những trở ngại đối với sự dịch chuyển lao động cho tới làm suy yếu sự thâu tóm của các công ty thuộc sở hữu nhà nước và tăng cường quyền sử dụng đất của nông dân. Bản báo cáo cảnh báo rằng nếu không có những cải cách như vậy, Trung Quốc có thể bị mắc kẹt trong một “cái bẫy thu nhập trung bình”, với lạm phát và bất ổn dẫn đến tình trạng trì trệ có thể có.

The significance lies not just in what is being said, but who is saying it. The central bank has long been a reformers’ outpost, and is often overruled. But the World Bank report is intriguing, partly because it has connections with the next generation of leaders, and partly because it is unusual for a government-linked organisation in China to align itself so closely with the World Bank on such a high-profile and sensitive project. Conservatives in China are deeply suspicious of the bank, which they regard as an agent of failed Western liberalism. The bank’s president, Robert Zoellick, got a taste of this at a press conference in Beijing to unveil the report. A man describing himself as an independent scholar disrupted the event with a tirade against the bank for supporting “privatisation” of state firms.

Ý nghĩa không chỉ nằm ở những gì đang được nói đến, mà là ai đang nói nó. Ngân hàng trung ương từ lâu đã là một tiền đồn của các nhà cải cách, và thường bị bác bỏ. Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Thế giới hấp dẫn, một phần vì nó có quan hệ với các thế hệ lãnh đạo tiếp theo, và một phần vì việc một tổ chức có liên hệ với chính phủ ở Trung Quốc liên kết chặt chẽ với Ngân hàng Thế giới trong một dự án nổi bật và nhạy cảm như vậy là điều khác thường. Những người bảo thủ ở Trung Quốc hết sức nghi ngờ ngân hàng này, nơi họ coi là một đại lý của chủ nghĩa tự do phương Tây thất bại. Chủ tịch ngân hàng này, Robert Zoellick, đã nếm trải điều này tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh để công bố bản báo cáo. Một người mô tả mình là một học giả độc lập đã làm gián đoạn sự kiện này bằng một một tràng đả kích việc ngân hàng ủng hộ “tư nhân hóa” các công ty nhà nước.

The report credits Mr Zoellick with proposing in 2010 that the bank and government should work on a joint project on challenges to China’s longer-term development. But the idea may have originated with a Chinese official. Li Keqiang, a deputy prime minister, expressed enthusiasm for the plan when Mr Zoellick raised it with him, and it was Mr Li who suggested the DRC take part, with help from the Ministry of Finance. After the report’s publication, Mr Li again met Mr Zoellick in an apparently high-profile endorsement of its findings. Mr Li is not just any deputy. Next year he is expected to take over from Wen Jiabao as prime minister.

Báo cáo công nhận ông Zoellick là người đề xuất trong năm 2010 rằng ngân hàng và chính phủ nên cộng tác trong một dự án chung về những thách thức đối với sự phát triển dài hạn hơn của Trung Quốc. Nhưng ý tưởng này có thể do một quan chức Trung Quốc đề xướng. Lý Khắc Cường, một vị phó thủ tướng, đã bày tỏ sự nhiệt tình đối với kế hoạch này khi ông Zoellick đề xuất với ông, và chính ông Lý là người đề nghị DRC tham gia, với sự giúp đỡ của Bộ Tài chính. Sau khi công bố báo cáo, ông Lý lại một lần nữa đáp lại ông Zoellick bằng một sự tán thành nổi bật một cách rõ ràng đối với những phát hiện của bản báo cáo đó. Ông Lý không chi là một vị phó thủ tướng bất kỳ. Năm sau, ông được cho là sẽ kế tục Ồn Gia Bảo trên cương vị Thủ tướng.

Few analysts expect Chinese leaders suddenly to start adopting the reforms that the central bank, World Bank and the DRC suggest. But in recent weeks there have been signs that reformers are trying to influence the policy choices facing the incoming leadership. Several articles have appeared in the Chinese press noting the 20th anniversary of a tour of southern China in January and February 1992 by Deng Xiaoping. Deng used that trip to attack hardliners and press for faster market reforms. These articles have urged a bolder approach. Some have suggested the need for a “second southern tour”.

Rất ít nhà phân tích mong đợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bỗng nhiên bắt đầu áp dụng những cải cách mà ngân hàng trung ương, Ngân hàng Thế giới và DRC đề xuất Tuý nhiên, trong những tuần gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy các nhà cải cách đang tìm cách gây ảnh hưởng đến những sự lựa chọn chính sách mà ban lãnh đạo tiếp theo phải đối mặt. Một số bài báo đã xuất hiện trên báo chí Trung Quốc ghi nhận kỷ niệm 20 năm chuyến thăm miền Nam Trung Quốc vào tháng Một và tháng Hai năm 1992 của Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình đã sử dụng chuyến đi đó để tấn công phe bảo thủ và thúc đẩy nhanh hơn các cải cách thị trường. Những bài báo này thúc giục có một đường hướng táo bạo hơn. Một số đề xuất sự cần thiết phải có một “chuyến thăm miền Nam thứ hai”.

Retracing Deng’s steps

Even the Communist Party’s main mouthpiece, the People’s Daily, has weighed in. On February 23rd it said some officials wanted to keep things as they were in order to avoid criticism, but that this would eventually result in an even greater crisis. The editorial, signed by the newspaper’s commentary department, warned that mere “tinkering” with reform had been the downfall of great nations and parties.

Lặp lại các bước của Đặng Tiểu Bình

Ngay cả cơ quan ngôn luận chính của Đảng Cộng sản, tờ Nhân dân nhật báo, cũng có tầm ảnh hưởng. Vào ngày 23/2 người ta nói rằng một số quan chức muốn giữ cho mọi thứ như chúng vẫn thế đế tránh sự chỉ trích, nhưng điều này cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn. Bài xã luận, do ban bình luận của tờ báo ký tên, đã cảnh báo rằng chỉ cải cách “qua loa chắp vá” là sự sụp đổ của các quốc gia và các đảng phái lớn.

But the reformist leanings of incoming leaders are not necessarily a sign that much will change after the party announces its new line-up in the autumn. Expectations for reform were also high a decade ago when China’s current leaders took over, but ebbed as it became clear that they lacked the will or strength to take on powerful interests such as state-owned enterprises and export industries. Xi Jinping, who is likely to take over as party chief this year and as president in 2013, will probably take time to consolidate his power.

Nhưng những khuynh hướng cải cách của các nhà lãnh đạo sắp tới không nhất thiết là một dấu hiệu cho thấy nhiều điều sẽ thay đổi sau khi đảng công bố đội ngũ mới của mình vào mùa Thu tới. Những kỳ vọng đối với cải cách trước đây một thập kỷ cũng cao khi các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc kế tục, nhưng giảm xuống khi điều đã trở nên rõ ràng là họ thiếu ý chí hay sức mạnh để đương đầu với những nhóm lợi ích đầy quyền lực như các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các ngành công nghiệp xuất khẩu. Tập Cận Bình, người có khả năng kế tục vị trí tổng bí thư trong năm nay và chủ tịch vào năm 2013, có thể sẽ mất thời gian để củng cố quyền lực của mình.

Meanwhile, the vested interests are already preparing to defend their turf. The World Bank-DRC report suggests that control over state-owned businesses should be taken over by new independent bodies that would hand over dividends to the state budget and gradually reduce the level of state ownership. The body that oversees the state sector, the State-owned Assets Supervision and Administration Commission (SASAC), is not keen. According to a Chinese newspaper, 21st Century Business Herald, SASAC wrote to the finance ministry arguing that the proposal to scale back state ownership was unconstitutional. The newspaper also said SASAC wrote to the DRC saying it was untrue, as many reformers have asserted, that “the state [sector] is advancing and the private retreating.”

Trong khi đó, các nhóm lợi ích bất di bất dịch đã sẵn sàng bảo vệ lãnh địa của họ. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới-DRC cho thấy rằng quyền kiểm soát đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nên được trao cho những cơ quan độc lập mới sẽ chuyển cổ tức cho ngân sách nhà nước và giảm dần mức độ sở hữu nhà nước. Cơ quan giám sát khu vực nhà nước, ủy ban giám sát và quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước (SASAC), không hăng hái. Theo một tờ báo Trung Quốc, Sứ giả doanh nghiệp thế kỷ 21, SASAC đã viết thư cho Bộ Tài chính lập luận rằng đề xuất thu hẹp quy mô sở hữu nhà nước là không hợp hiến. Tờ báo trên cũng cho biết SASAC đã viết thư cho DRC nói rằng “[khu vực] nhà nước đang tiến lên và tư nhân rút lui”, như nhiều nhà cải cách đã khẳng định, là không đúng.

A prominent academic, quoted by another Chinese newspaper, said reforms were not being obstructed only by vested interests, but even more by a lack of enthusiasm among the general public. In the late 1990s reformist leaders were able to push through unpopular changes, including huge lay-offs in the state sector, by citing the importance of preparing the country for membership of the World Trade Organisation (which it joined in 2001). No such external excuse is at hand today. The battle over reform continues, and China’s leaders will surely need more than reports by the central bank, World Bank and a leading think-tank to win it.

Một viện sĩ nổi bật, được một tờ báo khác của Trung Quốc dẫn lời, nói rằng các cải cách bị cản trở không phải chỉ bởi những nhóm lợi ích bất di bất dịch, mà thậm chí còn bởi sự thiếu nhiệt tình trong công chúng nhiều hơn. Cuối những năm 1990, các nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách có thể thực hiện đến cùng những thay đổi không được lòng dân, kể cả việc sa thải với số lượng lớn trong khu vực nhà nước, bằng cách viện dẫn tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho đất nước tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (tổ chức mà nước này gia nhập vào năm 2001). Ngày nay không có lý do bên ngoài trong tầm tay như vậy. Cuộc chiến xung quanh cải cách vẫn tiếp tục, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn sẽ cần nhiều hơn là các bản báo cáo của ngân hàng trung ương, Ngân hàng Thế giới và một tổ chức tư vấn chiến lược hàng đầu để giành chiến thắng.

Stoking the furnace

IN 1985 a Chinese steamship, the Bashan, chugged down the Yangzi river, carrying an unusual cargo: ten foreign economists, including one Nobel prize-winner, and almost twice as many Chinese counterparts from the government and academia. They spent the weeklong voyage swapping ideas on how to steer China’s unruly economy between the plan and the market.

Nhóm lên lò lửa

Vào năm 1985, một tàu hơi nước của Trung Quốc, tàu Ba Sơn, đã xuôi sông Dương Tử, chở một thứ hàng hóa bất thường: mười nhà kinh tế nước ngoài, trong đó có một người giành giải Nobel, và nhiều gần gấp đôi là những người đồng nhiệm từ chính phủ và giới học giả Trung Quốc. Họ đã dành chuyến đi kéo dài một tuần lễ trao đổi ý tưởng về việc làm thế nào đế điều khiển nền kinh tế không dễ kiểm soát của Trung Quốc giữa kế hoạch và thị trường.

This “steamship conference”, organised by the World Bank at the request of a government commission, has become legendary (although a bank report published the same year was probably more influential). This week the bank unveiled the results of another collaboration it hopes will make a similar splash: the “China 2030” study, examining how China can fulfil its ambition to become a high-income country over the next two decades, at ease with itself, its neighbours and its environment.

“Hội nghị tàu hơi nước” này, được Ngân hàng Thế giới tổ chức theo yêu cầu của một ủy ban chính phủ, đã trở thành huyền thoại (mặc dù một báo cáo ngân hàng được công bố cùng năm đó có thể có ảnh hưởng nhiều hơn). Trong tuần đầu tháng 3/2012, ngân hàng này đã tiết lộ kết quả của một sự cộng tác khác mà nó hy vọng sẽ thu hút được một sự chú ý tương tự: nghiên cứu “Trung Quốc năm 2030”, xem xét Trung Quốc có thể đáp ứng như thế nào tham vọng của mình để trở thành một đất nước có thu nhập cao trong hai thập kỷ tới, với điều kiện dễ dàng cho bản thân nước này các nước láng giềng của nước này và môi trường của nước này.

On the steamship, the foreign advisers had the undivided attention of their hosts. Getting noticed in China is much harder now. China remains a big deal for the bank, but the bank is not a big deal for China. It still finances projects ranging from road-building in Ningxia to restoring the historic architecture of Confucius’s hometown. But the bank’s outstanding loans (worth $20.6 billion) are equivalent to only 0.6% of China’s foreign-exchange reserves.

Trên chiếc tàu hơi nước, các cố vấn nước ngoài đã được những người chủ nhà của họ dành sự chú ý trọn vẹn. Được chú ý ở Trung Quốc hiện nay là điều khó khăn hơn nhiều. Trung Quốc vẫn là một cuộc giao dịch lớn đối với Ngân hàng Thế giới, nhưng ngân hàng này không phải là cuộc giao dịch lớn đối với Trung Quốc. Ngân hàng vẫn tài trợ cho các dự án từ xây dựng đường bộ ở Ninh Hạ đến khôi phục lại các kiến trúc lịch sử ở quê hương của Khổng Tử. Nhưng dư nợ cho vay của ngân hàng (trị giá 20,6 tỷ USD) chỉ tương đương với 0,6% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

The China 2030 report was, however, jointly produced with a government think-tank, the Development Research Centre, which advises China’s cabinet. The bank’s involvement may have given the DRC cover to say what needs to be said. And the DRC’s participation may have given the bank the clout it needs if it is to be heard.

Tuy nhiên, báo cáo Trung Quốc năm 2030 là sản phẩm chung với một nhóm tư vấn chiến lược của chính phủ, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (DRC) tư vấn cho nội các của Trung Quốc. Sự can dự của ngân hàng có thể đem lại cho DRC vỏ bọc để nói lên những gì cần phải nói. Và sự tham gia của DRC có thể đã đem lại cho ngân hàng ảnh hưởng mà nó cần

thiết nếu nó muốn được lắng nghe.

The report’s contributors were urged to think big and push hard. They did not hold back. The report sprawls like one of the land-hungry Chinese cities it criticises. The authors project a gentle slowdown of growth, which will average 7% in the second half of this decade and 5% from 2026-30 (see chart 1). That would be enough to make China the world’s biggest economy and a high-income country, by the bank’s definition, with an income per head of about $16,000. But China will not fulfil this benign destiny unless it undertakes a bewildering array of reforms.

Những người đóng góp cho bản báo cáo đã bị thúc giục suy nghĩ những điều to tát và thúc đẩy mạnh mẽ. Họ đã không do dự. Các tác giả dự đoán tăng trưởng hơi chậm lại, sẽ đạt trung bình 7% trong nửa cuối của thập kỷ này và 5% từ năm 2026-2030. Điều đó đủ để khiến Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và một đất nước có thu nhập cao, theo định nghĩa của ngân hàng, với một mức thu nhập bình quân đẩu người khoảng 16.000 USD. Nhưng Trung Quốc sẽ không hoàn thành số mệnh tốt đẹp này trừ khi nươc này thực hiện một loạt cải cách gây lung túng.

The report urges China’s government to stop meddling in the market for inputs, such as capital (where interest rates are set by administrative fiat, not competitive forces); labour (where rural migrants cannot settle easily in cities); and land (where local officials routinely expropriate rural plots for urban development). The government must also promote entry and competition in output markets now dominated by state-owned enterprises. The state should instead concentrate on setting rules that allow markets to function, and provide public goods the market cannot furnish. This is a hugely ambitious manifesto. But the report counts it all as only one of six areas of reform, each of which is deemed a priority.

Báo cáo thúc giục Chính phủ Trung Quốc ngừng can thiệp vào thị trường đầu vào, như vốn (nơi lãi suất được thiết lập bởi sắc lệnh hành chính, không phải các lực lượng cạnh tranh); lao động (nơi người di cư nông thôn không thể định cư dễ dàng ở các thành phố); và đất (nơi các quan chức địa phương thường xuyên chiếm đoạt đất nông thôn để phát triển đô thị). Chính phủ cũng phải thúc đẩy việc tham gia và cạnh tranh trên các thị trường đầu ra bị các doanh nghiệp nhà nước chi phối. Thay vào đó, nhà nước nên tập trung vào việc thiết lập những quy tắc cho phép các thị trường hoạt động đúng chức năng, và cung cấp hàng hóa công cộng mà thị trường không thể cung cấp. Đây là một bản tuyên ngôn cực kỳ tham vọng. Tuy nhiên, bản báo cáo coi tất cả chỉ là một trong sáu lĩnh vực cải cách, mỗi lĩnh vực trong số đó được coi là một ưu tiên.

Such laundry lists are not usually very helpful to policymakers, who need clearer guidance on what to tackle first. But the report may sprawl because many of China’s problems do: one distortion or skewed incentive invites another.

Những danh sách dài như vậy thường rất không hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, những người cần sự hướng dẫn rõ ràng hơn về thứ phải giải quyết đầu tiên. Tuy nhiên, bản báo cáo có thể dàn trải vì nhiều vấn đề của Trung Quốc cũng ngổn ngang: một sự bóp méo hay khuyến khích sai lệch kéo theo những cái khác.

Take, for example, the criteria used in promoting local officials. The usual benchmark—growth—encourages local bureaucracies to offer investors cheap land, underpriced electricity and low taxes, anything to bring factories to their county or province. That is one reason why China’s growth has relied so heavily on investment. Capital-intensive growth has in turn taken a toll on the environment. The depletion of China’s natural resources combined with the damage to health from water pollution, soot and other particulates, cost China the equivalent of 9% of its national income (see chart 2) in 2008, the report estimates. Both fiscal reform and greener growth are therefore among the report’s six priorities. And it cites with approval Guangdong province’s experiments with using a broad “happiness” index to judge local progress and reward the bureaucrats responsible.

Lấy ví dụ các tiêu chí được sử dụng trong việc thúc đẩy các quan chức địa phương. Chuẩn mực thông thường – tăng trưởng – khuyến khích các bộ máy hành chính quan liêu địa phương cấp cho các nhà đầu tư đất giá rẻ, điện giá thấp và mức thuế thấp, bất cứ điều gì để đưa các nhà máy về huyện hoặc tỉnh của họ. Đó là một trong những lý do tại sao tăng trưởng của Trung Quốc dựa nhiều vào đầu tư. Tăng trưởng cần nhiều vốn đến lượt nó đã gây tổn hại cho môi trường. Báo cáo ước tính tình trạng cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc kết hợp với thiệt hại cho sức khỏe do Ô nhiễm nước, bồ hóng và những vật chất khác, gây tổn thất cho Trung Quốc tương đương với 9% thu nhập quốc dân của nước này trong năm 2008. Cả cải cách tài chính lẫn tăng trưởng “xanh” hơn do đó nằm trong số sáu ưu tiên của bản báo cáo. Và nó viện dẫn sự tán thành với những thử nghiệm của tỉnh Quảng Đông bằng việc sử dụng một chỉ số “hạnh phúc” rộng rãi để đánh giá tiến bộ ở địa phương và thưởng công cho các viên chức chịu trách nhiệm.

The capital-intensity of China’s growth has also left workers with a relatively small slice of the national cake. That has prevented China’s consumption growing as quickly as the economy as a whole. The things it does not buy itself it sells to foreigners, resulting in a troublesome trade surplus. That surplus jeopardises the friendly international relations that the report identifies as another of China’s six priorities. One problem leads to another.

Tăng trưởng cần nhiều vốn của Trung Quốc cũng để lại cho người lao động một phần tương đối nhỏ trong chiếc bánh quốc gia. Điều đó đã ngăn không cho tiêu dùng của Trung Quốc tăng trưởng nhanh như toàn bộ nền kinh tế. Những thứ bản thân nước này không mua thì đem bán cho người nước ngoài, dẫn đến một tình trạng thặng dư thương mại gây rắc rối. Thặng dư đó hủy hoại quan hệ quốc tế thân thiện mà báo cáo xác định là một trong sáu ưu tiên của Trung Quốc, vấn đề này dẫn tới vấn đề khác.

Nonetheless, since the government cannot do everything at once, it has to start somewhere. The sequence of reform, the report acknowledges, may be dictated by politics as much as anything else. Nowhere is the politics of reform more ticklish than in the case of state-owned enterprises. The report envisages a more arm’s-length relationship between the state and the powerful conglomerates it still owns. These companies enjoy the benefits of state ownership with few of the obligations. They transfer 15% or less of their profits to the budget, for example. If dividends were increased to 50% of profits, a rate more in line with rich countries, budgetary revenues would jump by about 3% of GDP, the report says, money that could help fund the public services that are another of the report’s priorities. But state enterprises firmly oppose such a change.

Tuy nhiên, do chính phủ không thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc, nó phải bắt đầu từ một điểm nào đó. Báo cáo thừa nhận trình tự cải cách có thể được quyết định bởi hoạt động chính trị nhiều như bất cứ điều gì khác. Không ở đâu hoạt động chính trị của công cuộc cải cách lại khó xử hơn trong trường hợp các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Báo cáo nhìn trước được một mối quan hệ giữ khoảng cách hơn giữa nhà nước và các tập đoàn hùng mạnh mà nó vẫn sở hữu. Những công ty này được hưởng các lợi ích của việc thuộc sở hữu nhà nước với rất ít các nghĩa vụ. Chẳng hạn, họ chuyến 15% hoặc ít hơn lợi nhuận của mình cho ngân sách. Báo cáo cho biết nếu cổ tức được tăng lên tới 50% lợi nhuận, một tỷ lệ ngang hàng hơn với các nước giàu, lợi nhuận ngân sách sẽ tăng khoảng 3% GDP, số tiền có thể giúp tài trợ cho các dịch vụ công cộng vốn là một ưu tiên khác của báo cáo. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước cương quyết chống lại một sự thay đổi như vậy.

So the report urges China to continue its long tradition of local experimentation, because “successful reforms at the local level tend to grow their own champions”. It also recommends starting with measures that face the least resistance as a way to build momentum for tougher reforms later on.

Vì vậy, báo cáo thúc giục Trung Quốc tiếp tục truyền thống lâu đời thử nghiệm ở địa phương của nước này, bởi vì “những cải cách thành công ở cấp địa phương có xu hướng phát triển thành những nhà vô địch của chính họ”. Nó cũng khuyến nghị việc bắt đầu với các biện pháp phải đối mặt với sự kháng cự ít nhất như là một cách để xây dựng động lực cho những cải cách khó khăn hơn sau này.

Trojan redback

One institution that may be following such a strategy is China’s central bank, the People’s Bank of China (PBOC). Its research and statistics division last week released a potential timetable for easing China’s extensive capital controls over the next ten years. The China 2030 report also foresees an eventual opening of the capital account, but not until a long list of prerequisites is fulfilled, including liberalising the exchange rate, freeing interest rates, improving the supervision of China’s banks, and deepening its financial markets.

Đồng nhân dân tệ – con ngựa thành Tơroa

Một thể chế có thể theo được một chiến lược như vậy là ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). Ban nghiên cứu và thống kê của ngân hàng này vào cuối tháng 2/2012 đã đưa ra một thời gian biểu tiềm năng để nới lỏng kiểm soát vốn rộng khắp của Trung Quốc trong mười năm tới. Báo cáo Trung Quốc năm 2030 cũng dự báo về việc cuối cùng phải mở cửa tài khoản vốn, nhưng không phải cho đến khi một danh sách dài các điều kiện tiên quyết được đáp ứng, bao gồm cả việc tự do hóa tỷ giá hối đoái, thả tự do lãi suất, cải thiện sự giám sát của các ngân hàng Trung Quốc, và làm sâu sắc các thị trường tài chính của nước này.

Such preconditions are not, however, absolute, according to Sheng Songcheng, head of the central bank’s research department and the lead author of its new study (he is also a candidate for assistant governor). If you wait for the exchange rate and interest rates to be fully liberalised, he says, you may wait forever.

Tuy nhiên, theo Thịnh Tùng Thành, người đứng đầu ban nghiên cứu của ngân hàng trung ương và là tác giả chính của nghiên cứu mới của ngân hàng này (ông cũng là một ứng cử viên cho chức trợ lý thống đốc), những điều kiện tiên quyết như vậy không phải là tuyệt đối. Ông nói nếu người ta chờ đợi tỷ giá hối đoái và lãi suất hoàn toàn được tự do hóa, người ta có thể phải chờ đợi mãi mãi.

So the central bank may be hoping for a different sequence, dictated by politics as much as economics. Further easing of capital controls would certainly hasten the liberalisation of currency and interest rates. China’s banks would have to offer a market rate on deposits if savers had more liberty to seek higher returns elsewhere. And if capital found it easier to come and go, the central bank would have to ease its grip on the exchange rate (unless it were willing to give up monetary control at home). Capital flows might provide the external pressure the central bank needs to overcome domestic opposition. Eswar Prasad of the Brookings Institution, a Washington think-tank, calls it a “Trojan horse” strategy.

Như vậy, ngân hàng trung ương có thể đang hy vọng có một trình tự khác biệt, được quyết định bởi hoạt động chính trị cũng nhiều như kinh tế. Nới lỏng hơn nữa kiểm soát vốn chắc chắn sẽ đẩy nhanh tự do hóa tiền tệ và lãi suất. Các ngân hàng của Trung Quốc sẽ phải đưa ra một tỷ lệ thị trường đối với tiền gửi nếu những người gửi tiết kiệm được tự do hơn để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở những nơi khác. Và nếu Vốn luân chuyển dễ dàng hơn, ngân hàng trung ương sẽ phải nới lỏng sự kiểm soát của mình đối với tỷ giá hối đoái (trừ khi ngân hàng này sẵn sàng từ bỏ kiểm soát tiền tệ ở trong nước). Các dòng vốn có thể đem lại áp lực bên ngoài buộc ngân hàng trung ương cần phải vượt qua sự chống đối ở trong nước. Eswar Prasad thuộc Viện Brookings, một nhóm tư vấn chiến lược tại Oasinhtơn, gọi đó là một chiến lược “con ngựa thành Tơroa”.

To make the horse look more attractive, reformers are touting some side-benefits of opening up. It would allow Chinese investors to snap up foreign companies at a time when Western investors are in retreat and prices are cheap. It would also permit the yuan to fulfil its destiny as an international currency.

Để khiến cho con ngựa trông hấp dẫn hơn, các nhà cải cách đang chào mời một số lợi ích phụ của việc mở cửa. Nó sẽ cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc chộp lấy các công ty nước ngoài tại một thời điểm khi các nhà đầu tư phương Tây rút lui và giá cả rẻ. Nó cũng sẽ cho phép đồng nhân dân tệ thực hiện số mệnh của mình như là một loại tiền tệ quốc tế.

A global currency is a mixed blessing. As the report points out, international demand for the dollar strengthens America’s currency and blunts the competitiveness of its exports. But many Chinese officials probably believe the world’s second-biggest economy deserves a currency of similar stature. A global yuan may not greatly benefit China, but it certainly befits it.

Một đồng tiền toàn cầu là một điều may mắn lẫn lộn. Như báo cáo chỉ ra, nhu cầu quốc tế đối với đồng đôla củng cố đồng tiền của Mỹ và làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Mỹ. Tuy nhiên, nhiều quan chức Trung Quốc có thể tin rằng nền kinh tể lớn thứ hai thế giới xứng đáng có một đồng tiền mang tầm cỡ tương tự. Một đồng nhân dân tệ toàn cầu có thể không đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó thích hợp với đất nước này.

http://www.economist.com/node/21548967

CHINA: Collapse Of The Chongqing Model Trung Quốc: Sự sụp đổ của mô hình Trùng Khánh


CHINA: Collapse Of The Chongqing Model

Trung Quốc: Sự sụp đổ của mô hình Trùng Khánh

By Bhaskar Roy

South Asia Analysis Group

Bhaskar Roy

South Asia Analysis Group

03-04-2012

Barely six months to go for the once in ten-years leadership change in October, a major power struggle exploded in China. Chongqing Municipality Party Chief and Politburo member, Bo Xilai was declared removed from all his posts in Chongqing. Reasons separately conveyed within the Party blamed Bo for mishandling the case of Wang Lijun, his police chief who entered the US consulate in Chengdu in a bid to defect. Wang carried with him crucial secret documents. The US refused him asylum, but may have kept copies of the documents. Wang was arrested by security personnel from Beijing.

Chỉ vỏn vẹn sáu tháng nữa là tới sự thay đổi lãnh đạo mỗi mười năm, vào tháng 10. Một cuộc chạy đua quyền lực quan trọng đã nổ ra ở Trung Quốc. Ông Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh và là ủy viên Bộ Chính trị, đã được thông báo rời khỏi mọi chức vụ ở Trùng Khánh. Những lý do truyền đi trong nội bộ Đảng đổ lỗi cho ông Bạc giải quyết sơ suất trường hợp Vương Lập Quân, Giám đốc Công an dưới quyền ông, người đã chạy vào sứ quán Mỹ xin tỵ nạn. Vương đã mang theo mình nhiều hồ sơ bí mật quan trọng. Hoa Kỳ đã từ chối tiếp nhận ông, nhưng có thể đã giữ những bản sao hồ sơ. Vương đã bị nhân viên an ninh Bắc Kinh bắt giữ.

It may be noted here that while Bo Xilai’s dismissal from his Chongqing posts was officially announced, there has been no public mention of his politburo post. Does this mean that Bo is still politically alive to fight his battle? He was almost a certainty to be elevated to the Politburo Standing Committee (PBSC) at the 18th congress of the Chinese Communist Party in October.

Điều đáng chú ý ở đây là khi sự sa thải ông Bạc Hy Lai khỏi chức vụ Trùng Khánh được loan báo chính thức, người ta không thấy đề cập đến vai trò ủy viên bộ chính trị của ông. Phải chăng chuyện này có nghĩa là, ông Bạc vẫn còn tồn tại trên phương diện chính trị để chiến đấu? Ông đã gần như chắc chắn được đề cử vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị ở quốc hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.

Bo Xilai was considered a political heavy weight. His father Bo Yibo a revolutionary leader, had suffered during the Cultural Revolution. His mother was killed by the Red Guard goons. After the Maoist and the infamous Gang of Four were defeated in 1976, Deng Xiaoping gradually took over power. Bo Yibo became Finance Minister in Deng Xiaoping’s regime, and was known as one of the “Eight Immortals”, the most powerful group led by Deng who saved China from the brink of disaster.

Bạc Hy Lai được xem là một võ sĩ chính trị hạng nặng. Cha của ông, Bạc Nhất Ba, một lãnh tụ cách mạng, đã chịu đau khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Mẹ ông đã bị những tên vệ binh đỏ đần độn giết hại. Sau khi những kẻ theo chủ nghĩa Mao-ít và nhóm Tứ Nhân bang bị đánh gục năm 1976, Đặng Tiểu Bình dần dần thu tóm quyền lực. Bạc Nhất Ba trở thành Bộ trưởng Tài chánh dưới thời Đặng Tiểu Bình, và được biết tới như “bát đại nguyên lão”, nhóm người uy quyền nhất dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình đã cứu Trung Quốc thoát khỏi đại nạn.

Like many other leaders of that time who had been presented during the Cultural Revolution, Bo Yibo was not a liberal. Perhaps none of them really were. They were not for the individual. They were concerned with the cohesiveness and power of the Party. The Party and the country became synonymous, and the country’s future is linked with the Party, and the Party is supreme. This view has not changed.

Cũng như những lãnh tụ khác thời đó hiện diện trong suốt cuộc Cách mạng Văn hóa, Bạc Nhất Ba không phải là một nhà cấp tiến. Có lẽ chẳng ai thực sự cấp tiến. Họ không theo cá nhân chủ nghĩa. Họ quan tâm đến sự dính kết và uy quyền của Đảng. Đảng đồng nghĩa với đất nước, và tương lai của đất nước gắn liền với Đảng, và Đảng là tối cao. Quan điểm này vẫn không thay đổi.

While the Cultural Revolution has been officially condemned, Mao Zedong who crafted and led the tumultuous years in China, had been judged 70 per cent correct and 30 per cent wrong. No official judgement has been made on Mao’s anti-rightist campaign of 1957, and the Great Leap Forward in 1958, a disastrous economic policy, in which millions died.

Trong khi Cách mạng Văn hóa đã bị chính thức phê phán, Mao Trạch Đông, người bày ra và lãnh đạo những năm tháng xáo trộn ở Trung Quốc, đã được kết luận 70% đúng và 30% sai. Người ta cũng không thấy một phán quyết chính thức nào về cuộc vận động chống lại giới hữu khuynh của Mao năm 1957, và Bước Nhảy Vọt năm 1958, một chính sách kinh tế tai hại với nhiều triệu người chết.

The Cultural Revolution is a taboo subject, and no further research in it are allowed. Refusal to face the anti-rightist campaign and the Great Leap Forward has similarly discouraged even academic research into these subjects. These issues bring to light vividly the political and ideological contradictions alive in the China which impact the country’s power politics.

Cách mạng Văn hóa là một đề tài cấm kỵ và không được phép tìm hiểu thêm. Sự từ chối đối diện với cuộc vận động chống hữu khuynh và Bước Nhảy Vọt bị ngăn cản tương tự, ngay cả việc nghiên cứu trong các trường học về đề tài này cũng bị cản trở. Những vấn đề này phô bày ra ánh sáng một cách rõ ràng sự nghịch lý giữa chính trị và tư tưởng vẫn còn hiện hữu ở Trung Quốc ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của đất nước.

Bo Xilai belongs to a, upcoming power group or faction in China’s politics. They are the children of revolutionary leaders who also fought the destructive Maoist campaign. These children are known as ‘princelings’ (or Tuanpai in Chinese). Being the privileged with powerful connection both in the party and the army, they feel that it is their destiny to rule. But it cannot be said that all princelings hold similar views of politics and economics.

Bạc Hy Lai thuộc về một nhóm quyền lực đang lên hay một phe đảng chính trị ở Trung Quốc. Họ là con cháu của các lãnh tụ cách mạng từng chống trả chiến dịch tàn hại Mao-ít. Những con cháu này được gọi là ‘thái tử đảng’. Là những người có đặc quyền với mối liên hệ đầy quyền lực trong cả đảng và quân đội, họ cảm thấy sứ mạng của họ là cai trị. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các thái tử đảng đều có quan điểm giống nhau về chính trị và kinh tế.

There is the old Shanghai factions led by former Party Chief and President, Jiang Zemin. Bo was supposed to belong to that faction. Other top leaders of the Shanghai faction reportedly include PBSC outgoing members Zhou Youghong, Li Changhun and Jia Qingling.

Có một phe nhóm lâu đời ở Thượng Hải, do cựu Bí thư và Chủ tịch nước Giang Trạch Dân lãnh đạo. Bạc được xem như thuộc nhóm này. Các lãnh đạo hàng đầu khác của nhóm Thượng Hải được biết, gồm những thành viên sắp ra đi của Ban Thường vụ Bộ Chính trị như Chu Vĩnh Khang, Lý Trường Xuân và Giả Khánh Lâm.

The other powerful faction is the Communist Youth League (CYL). Party Chief Hu Jintao, Premier Wen Jiabao and putative Premier Li Kesheng, all PBSC members, belong to the CYL. They are beginning to grow in power. The CYL claim they did all the hard work as the underprivileged and the major share of power should come to them.

Phe nhóm khác là Đoàn Thanh niên Cộng sản. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Lý Khắc Cường, người sắp trở thành thủ tướng mới, tất cả đều là ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản. Quyền hành của họ đang gia tăng. Đoàn Thanh niên Cộng sản cho rằng, họ đã làm những công việc vất vả khi chưa có được đặc quyền và phần lớn quyền hành nên thuộc về họ.

Following his posting as the Chongqing Party Chief in2007, Bo Xilai embarked with a crusader’s zeal to cleanse the municipality of the established mafia. The “strike black” campaign was a great success. Chongqing was the only provincial administrative area where the anti-crime drive was a great success. He brought in Wang Lijun as his police chief who was mainly responsible for the ruthless drive during which more than four thousand were arrested and 13 executed for various degrees of corruption.

Sau khi nhận chức vụ Bí thư Thành ủy Trùng Khánh năm 2007, với lòng nhiệt huyết, Bạc Hy Lai đã lăn xả vào công cuộc quét sạch các băng đảng mạnh trong thành phố. Chiến dịch “đánh trả” này là một thành công lớn. Trùng Khánh là khu vực hành chính cấp tỉnh duy nhất đã thành công lớn trong việc chống tội phạm. Ông đưa Vương Lập Quân vào làm giám đốc công an, chủ yếu chịu trách nhiệm về các cuộc càn quét tàn bạo, đã làm cho hơn bốn ngàn người bị bắt và 13 người bị tử hình vì những mức độ tham nhũng khác nhau.

Bo went a step further by organizing ‘Red Songs’ soirees of the Cultural Revolution era and also moved to diminish private enterprises and promote public sector. He started pushing certain old leftist ethics. Finally he began to promote his personality cult. A neon sign in the centre of city read “Secretary Bo, works hard”, much in Maoist style. Economically, the municipality did well and the ordinary people began adulating him publicly.

Bạc đi thêm một bước bằng cách tổ chức những buổi dạ hội ‘nhạc Đỏ’ thời Cách mạng Văn hóa và cũng tiến hành tiêu trừ những doanh nghiệp tư nhân và cổ động lãnh vực quốc doanh. Ông bắt đầu đẩy mạnh vài tư tưởng thiên tả cũ xưa. Cuối cùng, ông phát động tư tưởng sùng bái cá nhân ông. Một bảng hiệu đèn màu ở trung tâm thành phố ghi “Bí thư Bạc, làm việc hăng say”, giống như kiểu Mao-ít. Về kinh tế, thành phố thịnh vượng và dân chúng bắt đầu ca tụng ông một cách công khai.



The cleaning up of big crime along with better social measures was held up as the “Chongqing Model”. Most of China’s top leaders starting from Zhou Yongkang and Li Changcheum visited Chongqing. The only two leaders did not visit were Party Chief Hu Jintao and Premier Wen Jiabao.

Việc dọn dẹp các băng đảng tội phạm lớn cùng với những phương sách cải cách xã hội được đề cao là “Mô hình Trùng Khánh”. Hầu hết các lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu từ Chu Vĩnh Khang và Lý Trường Xuân đã đến thăm Trùng Khánh. Hai người lãnh đạo duy nhất không đến thăm là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

According to reports which cannot be confirmed, Bo is alleged to have told some confidants that all these central leaders were incompetent and must go. This was interpreted as Bo planning to take control of China.

Theo các tin tức không thể kiểm chứng, ông Bạc đã từng nói với một vài người thân tín rằng, tất cả những lãnh đạo trung ương này đều bất lực và phải ra đi. Sự kiện này được giải thích như sự tính toán của Bạc để nắm quyền kiểm soát Trung Quốc.

Perhaps encouraged by his initial success and media reports praising him, Bo Xilai got carried away. He stepped into forbidden areas, and went against established central policies.

Có lẽ được khuyến khích bởi sự thành công ban đầu và sự ca ngợi của truyền thông, Bạc Hy Lai bị cuốn theo dòng nước. Ông ta đã bước vào vùng cấm địa, và đi ngược lại chính sách trung ương đã thiết lập.

The second generation leadership led by Deng and his colleagues put and end to personality cult. Mao was allowed to build his, and then led to chaos and destruction in the country. Gradually, the Party leadership with the General Secretary as the core was brought down to collective leadership, though the General Secretary was the first among equals. There would be democratic discussions to come to a consensus in which the General Secretary’s views may not supersede that of the others.

Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Đặng Tiểu Bình và những người bạn đương thời dẫn đầu đã chấm dứt tệ nạn sùng bái cá nhân. Mao đã được phép thực hiện điều này, và từ đó dẫn đến sự hỗn loạn và tàn phá đất nước. Dần dần, sự lãnh đạo đảng với tổng bí thư như trung tâm điểm, đã được hạ xuống bằng hình thức lãnh đạo tập thể, mặc dù tổng bí thư ở vị thế cao nhất trong số những người cùng nhóm. Đã có những cuộc thảo luận dân chủ để đi đến sự đồng thuận, mà trong đó ý kiến của tổng bí thư không thể lấn át ý kiến của những người khác.

Though provinces had certain autonomy, they had to implement the central lines. There cannot be a municipality or a province independent of the centre. “Mountain warlordim” of chieftains challenging the centre was unacceptable. This is the precise reason why Deng, as the Chairman of the Central Military Commission (CMC), reduced the number Military Regions (MRs) from eleven to seven, and established a tenure posting of military commanders and political commissars in MRs to ensure that the nexus between provincial party leaders and the local military was broken. Civilian-Military equations were conducted at the centre with the CMC chairman being the General Secretary, a civilian. Even the First Vice Chairman of the CMC for a period could be a civilian. Bo crossed this line by organising some military exercised in one of which Defence Minister Gen. Li Guanglie was present.

Mặc dù các tỉnh có một số quyền tự trị nhưng họ phải thi hành đường lối do trung ương đề ra. Không thể có thành phố hay tỉnh độc lập với trung ương. Những “chúa tể sơn lâm” dám thách đố trung ương là không thể chấp nhận được. Đây là lý do chính tại sao Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, cắt giảm số Quân khu từ mười một xuống bảy, và thiết lập sự bổ nhiệm định kỳ chức vụ các tư lệnh quân khu và chính ủy trong các Quân khu nhằm bảo đảm không có mối quan hệ giữa các lãnh đạo đảng cấp tỉnh và quân đội địa phương. Sự cân bằng giữa quân sự với dân sự được điều khiển từ trung ương với chủ tịch Quân ủy Trung ương cũng là tổng bí thư, một người thuộc dân sự. Ngay cả phó chủ tịch thứ nhất của Quân ủy Trung ương có thể là dân sự trong một giai đoạn. Ông Bạc Hy Lai đã vượt qua lằn ranh này qua việc tổ chức vài cuộc tập trận mà Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Lương Quang Liệt đã có mặt một lần.

Deng Xiaoping’s reform and opening up policy of 1978 encouraged private and joint enterprise including foreign-local enterprise. This was responsible for China’s economic explosion. Bo Xilai seemingly tried to counter it by promotion of state owed enterprise to private enterprise. Here Bo may have wider support as state owned enterprise are institutions used to place party members with perks and privileges, and received most of government stimulus package to energise the economy in 2009.

Công cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình và chính sách mở cửa vào năm 1978 đã khích lệ những doanh nghiệp tư nhân và liên doanh, trong đó có liên doanh giữa ngoại quốc và địa phương. Điều này đưa đến sự bùng phát kinh tế ở Trung Quốc. Bạc Hy Lai có vẻ như cố gắng chống lại bằng cách khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhà nước thay cho doanh nghiệp tư nhân. Về điểm này, Bạc có thể có được sự ủng hộ rộng rãi vì doanh nghiệp nhà nước là cơ quan thường dành cho đảng viên những đặc quyền đặc lợi, và nhận được hầu hết gói kích thích cầu kinh tế trong năm 2009.

For the public, Bo Xilai had to be brought down not through a political struggle but administrative reasons. Police Chief Wang Lijun had confronted Bo with evidence of his relatives including his wife involved in corruption. Hounded by Bo and his administration, Wang did what is openly known. For the Chinese people, Bo was removed for mishandling the Wang Lijun case. But China’s micro bloggers did not believe it. They saw a much bigger political problem.

Đối với công chúng, Bạc Hy Lai bị hạ bệ không phải do đấu đá chính trị mà là những lý do hành chánh. Giám đốc Công an Vương Lập Quân đã đối đầu với Bạc qua bằng chứng về thân nhân của ông, gồm vợ ông có dính líu tới tham nhũng. Bị ông Bạc và chính quyền của ông ta săn lùng, Vương Lập Quân đã hành động như chúng ta đã biết. Đối với người dân Trung Quốc, ông Bạc bị hạ bệ vì giải quyết không đúng cách trong trường hợp Vương Lập Quân. Nhưng các blogger ở Trung Quốc không tin như vậy. Họ thấy một vấn nạn chính trị lớn hơn nhiều.

According to the black listed Falun Gong meditation group news out let, the “Epoch Times” (March 26), before Bo’s dismissal, Premier Wen proposed redressing the 1989 Tienanmen massacre, and of former General Secretaries Hu Yaobang and Zhao Ziyang and the Falun Gong. Wen also proposed removal of Bo Xilai. Zhou Yongkang reportedly opposed vehemently, and Hu Jintao kept silent.

Theo thông tin của nhóm được liệt vào sổ đen là Pháp Luân công, tờ “Epoch Times” (ngày 26 tháng 3) cho biết, trước khi ông Bạc bị thanh trừng, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề nghị sửa sai vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989, cũng như vụ các cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương và nhóm Pháp Luân công. Ông Ôn cũng đề nghị cách chức Bạc Hy Lai. Được biết, Chu Vĩnh Khang phản đối kịch liệt, và Hồ Cẩm Đào thì giữ im lặng.

It is difficult to authenticate this information. But Falun Gong adherents, despite persecution, have spread widely including in the armed forces, security agencies and the Party. If true, it opens a huge struggle in the Chinese Communist Party.

Khó có thể kiểm chứng thông tin này, nhưng [thông tin về] các thành viên Pháp Luân công, bất chấp bị khủng bố, đã được đồn đãi khắp nơi trong lực lượng vũ trang, các cơ quan an ninh và trong Đảng. Nếu là sự thật, chuyện này sẽ mở ra một cuộc đấu tranh lớn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Wen Jiabao, who came from humble beginnings, was liberal Party Chief Hu Yaobang’s assistant Hu died just before the students uprisings exploded in 1989. His successor, Zhao Ziyang, another liberal and reformist, was dismissed in the height of the upheaval. Hu and Zhao, both supported by Deng Xiaoping pressed for political liberalization and transparency. Bo Xilai’s father Bo Yibo, was one of the leading figures in supporting the military crackdown on student demonstrators. Wen survived and worked his way up. But since 1989, all reforms especially political reforms were frozen.

Ôn Gia Bảo xuất thân với gốc gác khiêm nhường, là phụ tá cho một người có khuynh hướng cấp tiến là Hồ Diệu Bang, Bí thư ĐCS Trung Quốc. Ông Hồ Diệu Bang chết ngay trước khi nổ ra cuộc nổi dậy của sinh viên hồi năm 1989. Người kế nhiệm ông, Triệu Tử Dương, là một nhà cấp tiến và cải cách khác, đã bị cách chức vào đỉnh cao của cuộc biến động. Cả ông Hồ và Triệu đã được Đặng Tiểu Bình hỗ trợ trong việc thúc đẩy tự do hóa chính trị và minh bạch. Cha của Bạc Hy Lai, ông Bạc Nhất Ba là một trong các nhân vật lãnh đạo hỗ trợ sự đàn áp của quân đội đối với những sinh viên biểu tình. Ôn Gia Bảo đã thoát nạn và phấn đấu lên cao. Nhưng từ năm 1989, mọi cải cách, nhất là cải cách chính trị đã bị đóng băng.

Wen Jiabao’s strident calls for political reform over the last two years was termed by some Chinese liberals as “story telling” or a farce. Wen appears to have proved that he was promoting new ideas, which is beginning to catch on the imaginations inside the party.

Những tiếng kêu gọi mạnh mẽ của Ôn Gia Bảo về cải cách chính trị hơn hai năm qua được vài người Trung Quốc cấp tiến gọi là “kể chuyện” hay một trò hề. Ông Ôn có vẻ muốn chứng minh rằng ông khuyến khích những ý tưởng mới, những ý tưởng này đang bắt đầu gây sự chú ý bên trong đảng.

After 1989, the political line was divided. The conservatives stood against any change, while the reformists kept their heads down only periodically keeping their political line just alive.

Sau năm 1989, ranh giới chính trị bị chia cắt. Giới bảo thủ chống lại bất kỳ sự thay đổi nào, trong khi giới cải cách cúi đầu xuống theo định kỳ chỉ để giữ lập trường chính trị của họ được sống còn.

This is not the first dismissal of a politburo member. In 1995, Beijing Party Secretary Chen Xitong was dismissed for corruption and sentenced to 18 years in prison. His main problem was that he opposed Jiang Zenmin taking control of Beijing. In 2006, Shanghai Party Chief Chen Liangyu was also dismissed and jailed for corruption. A protigise of Jiang Zemin, Chen was resisting Hu Jintao’s influence in Shanghai. There is no Chinese leader who can be said to be corruption free. But the fall comes on political issues.

Đây không phải là cuộc thanh trừng một ủy viên bộ chính trị đầu tiên. Hồi năm 1995, ông Trần Hy Đồng, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, đã bị cách chức do tham nhũng và bị kết án 18 năm tù giam. Vấn đề chính của ông là ông chống lại việc Giang Trạch Dân chiếm quyền cai trị Bắc Kinh. Năm 2006, ông Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy Thượng Hải, cũng đã bị cách chức và tống giam do tham nhũng. Là một môn đồ của Giang Trạch Dân, ông Trần [Lương Vũ] ngăn chặn ảnh hưởng của Hồ Cẩm Đào ở Thượng Hải. Không có lãnh đạo Trung Quốc nào có thể nói là không tham nhũng, nhưng sự thất thế liên quan đến những vấn đề chính trị.

The Bo Xilai dismissal appears to be much larger than that of Chen Xitong and Chen Liangyu. In his three-hours press interaction on March 14, Premier Wen Jiabao mentioned, without naming Bo Xilai, that a return to Cultural Revolution remained a threat. The politics this time is much larger and fundamental. It is a clash between lines, and which sides wrests power will their line. Wen Jiabao will retire next March. But will he leave behind successors who will carry on the fight? If the primacy of the Party and not people’s aspirations remain paramount, the reformists are unlikely to win. But the struggle is unlikely to subside. Too much has changed in globalised world.

Việc thanh trừng ông Bạc Hy Lai có vẻ lớn hơn nhiều so với trường hợp của ông Trần Hy Đồng và Trần Lương Vũ. Trong cuộc họp báo kéo dài ba tiếng đồng hồ hôm 14 tháng 3, không nêu tên ông Bạc Hy Lai, nhưng Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đề cập, rằng sự trở lại của Cách mạng Văn hóa vẫn còn là một mối đe dọa. Vấn đề chính trị lần này thì lớn hơn nhiều và là vấn đề cơ bản. Đây là sự xung đột giữa các nguyên tắc, và phe nào giành được quyền hành sẽ áp đặt nguyên tắc của mình. Ôn Gia Bảo sẽ về hưu tháng 3 tới. Nhưng liệu ông ta có để chuyện tranh đấu lại cho những người kế nhiệm mình? Nếu như vấn đề của đảng vẫn quan trọng hơn ước vọng của dân chúng, thì giới cải cách khó có cơ hội thắng. Nhưng cuộc đấu đá khó có thể lắng xuống. Có quá nhiều chuyện đã thay đổi trong thế giới toàn cầu hóa.


Translated by Trần Văn Minh



http://www.southasiaanalysis.org/%5Cpapers50%5Cpaper4992.html